Đây là buổi Hội thảo vô cùng đặc biệt mà mình được tham gia. Rất tình cờ, trước khi diễn ra buổi Hội thảo đúng 1 ngày, cô giáo hướng dẫn thực tập đã cho mình vé mời tham dự. Ngay từ cái tên của buổi Hội thảo đã thu hút mình. Vũ khí – một từ mà khi nhắc đến nó, bất cứ ai cũng liên tưởng đến 1 cái gì đó rất đặc biệt, là một công cụ gì đó có thể giải quyết mọi vấn đề. Tham dự hết buổi Hội thảo, mình thấy đúng như tên gọi của nó, những công cụ, những tình huống mà thầy Trần Đình Dũng đã chia sẻ thực sự là một vũ khí cực kỳ lợi hại.
“Việc học là việc của cả đời”. Hơn 160 anh chị đến tham dự buổi Hội thảo này, mà
khi giới thiệu sơ qua mình thực sự đã thấy “choáng” trước vị trí mà các anh chị
ấy đang đảm nhận. Tuy vậy, “Núi cao ắt sẽ có núi cao hơn” ,mọi người vẫn rất
chú ý lắng nghe, rất muốn được thầy Dũng giải đáp những khó khăn mà họ đang gặp
phải.
Mở đầu, thầy chia sẻ về
VŨ KHÍ của người Việt Nam. Một cụm từ không hề xa lạ - MỐI QUAN HỆ. Trong máy
điện thoại của mỗi người có trung bình 300 số điện thoại, vậy làm thế nào để tận
dụng được hết các mối quan hệ đó, và cuốn sách “Đừng bao giờ đi ăn một mình” được đưa ra. Khi bạn muốn làm quen một ai đó, điều bạn
nghĩ đến đầu tiên là gi? Phải chăng là lợi ích mà bạn nhận được khi kết bạn với
người này là gì? Vâng, và người kia cũng như bạn. Vậy giá trị của bạn đối với
người kia là gì? Cuộc sống luôn luôn xoay quanh chúng ta, với sự cho đi và cái
nhận lại. Cho không hẳn là phải cho ngay lúc đó, mà CHO ở đây là GIÁ TRỊ của bạn
đối với họ, khi nào gặp vấn đề gì liên quan, người họ nghĩ đến đầu tiên chính
là BẠN.
Tiếp theo là Vấn đề Giữ chân người lao động. Với câu hỏi:
“VŨ KHÍ nào để giữ chân người lao động ở lại doanh nghiệp”, cả căn phòng gần
như im bặt để chờ đợi câu trả lời từ thầy. Và không phụ sự mong đợi, với cái
tình, cái lý, và kinh nghiệm của mình, thầy nói rằng những người chủ luôn phải
xem nhân viên của mình là BẠN, là một người chủ nhỏ của doanh nghiệp mình chứ
không thể xem người lao động như là một công cụ làm việc. Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp là việc không thể
xem nhẹ, có những doanh nghiệp cho dù mức lương không cao, nhưng bất cứ ai được
vào làm ở doanh nghiệp đấy cũng phải tự hào. Ở đây, mình lại liên tưởng đến 2
phong cách lãnh đạo. Một là lãnh đạo theo cái tâm, được mọi người yêu quý và
tin tưởng, giống như chị Phạm Thanh Huyền – Giám đốc Nhân sự của Long Vĩ. Một
phong cách ngược lại đó là để nhân viên thấy được tầm quan trọng, mức ảnh hưởng
và họ luôn luôn nể phục và muốn làm việc với người
lãnh đạo này.
Một vấn đề nữa cũng rất
hay, đó là Cắt giảm nhân sự thời khủng
hoảng với tình huống: “Một người có
thâm niên làm việc với công ty đã lâu, ngay từ lúc công ty mới thành lập. Nhưng
theo thời gian, nhân viên này ko thể đáp ứng được yêu cầu hiện tại của công ty.
Vậy làm thế nào để cắt giảm nhân viên này, mà những người ở lại có thể yên tâm
làm việc”. Cách giải quyết của hầu hết mọi người đều là tìm cách thỏa mãn
những người ở lại, nhưng thầy Dũng có cách nhìn rất khác. Phải làm thỏa mãn
chính nhân viên mà bạn phải cắt giảm, đó chính là cái gốc của vấn đề. Chỉ cần
làm thỏa mãn 1 người này, thì chính họ sẽ đi nói chuyện với những người còn lại,
và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Phần trao đổi thực sự rất
NÓNG. Với những câu hỏi, những câu phản biện về chủ đề Mâu thuẫn phương pháp
làm việc giữa TÂY và TA; Lộ trình thăng tiến theo chiều dọc hay chiều ngang;
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp; …Mình tin chắc rằng những câu trả lời, những gợi
ý của thầy sẽ thỏa mãn được những mong đợi của những người đến tham dự.
Với một sinh viên sắp tốt
nghiệp như mình, được tham dự những buổi Hội thảo như thế này quả thật rất đặc
biệt Mình được biết những điều về nhân sự xảy ra trong doanh nghiệp, được nghe
những chia sẻ, những kinh nghiệm của những anh chị đi trước trong việc xử lý
tình huống hợp tình hợp lý.