Breaking News

HR

Marketing

Kỹ năng mềm

Góc suy ngẫm

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Facebook Graph Search

Đợt này mình đang tìm hiểu sâu vào Facebook Marketing. Và mình biết được 1 công cụ rất hay đó là Facebook Graph Search.


Xét cho cùng, đối với những fanpage bán hàng, việc chạy Facebook Ads đều nhằm mục tiêu tìm ra đúng khách hàng tiềm năng của mình. Graph Search và Get UID sẽ là những công cụ hữu ích giúp chúng ta thực hiện điều đó. Đầu tiên, nhờ có Facebook Graph Search. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về người dùng của mình, họ là ai, họ thích những gi và họ thường quan tâm đến cái gì.

Dưới đây, mình sẽ đưa ra một số ví dụ để có cái nhìn rõ hơn về công cụ này. Fanpage ở đây mình sử dụng là LeadLife – Phát triển năng lực không ngừng.

Notes: Có 1 chú ý nhỏ là khi sử dụng công cụ Facebook Graph Search thì tài khoản facebook của bạn phải sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh nhé

1.      Những người đã LIKE fanpage của bạn, họ còn LIKE những trang nào khác?
Các bạn đánh vào mục tìm kiếm “Pages liked by people who like + tên fanpage”
Ví dụ:

2.      Những người đã LIKE những fanpage của bạn, họ còn LIKE những trang nào nữa?
Các bạn gõ “ Pages liked by people who like + Page 1 and Page 2”
Ví dụ:

3.      Người dùng của bạn, họ thích gì?
“Favarite interests of people who like…”
Đối với những page bán hàng, như page liên quan đến sách, mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hay page về game thì việc target đúng đối tượng là điều hoàn toàn cần thiết. Bạn chỉ cần đưa ra một sản phẩm tốt, FACEBOOK sẽ hỗ trợ bạn tìm khách hàng ^^

4.      Người dùng của bạn tham gia vào nhóm nào?
“Groups of people who like”
Có câu nói, muốn bán được hàng, bạn hãy làm bạn với khách hàng. Hiện nay có rất nhiều group trên facebook, hãy tham gia vào những group chất lượng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.


Ngoài ra, chúng ta có thể Tìm theo độ tuổi (Pages liked by people over the age of 25 who like…”, Tìm theo giới tính (“Pages liked by women who like…”) hoặc tìm bằng những từ khóa khác nữa nhé. Trên đây chỉ là những từ khóa mà mình đã dùng để tìm kiếm một bộ dữ liệu cho bản thân mình. Hy vọng công cụ này sẽ hữu ích đối với bạn.
Read more ...

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

6 chiếc mũ tư duy





Gần đây, mình được tham gia một buổi đào tạo bên VPBank và được biết đến "6 chiếc mũ tư duy" và cách áp dụng nó trong việc giải quyết vấn đề. “6 chiếc mũ tư duy” là một công cụ trợ giúp tư duy được Edward de Bono giới thiệu trong cuốn “6 Thinking Hats”. Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến

Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy”
Để giải quyết vấn đề, bạn hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ tức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới.

Mũ trắng: Màu trắng là màu của sự tinh khiết, trong sáng. Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn. Bạn hãy thu thập tất cả những điều bạn có thể biết về vấn đề đó, nhìn nó dưới một góc nhìn khách quan nhất.

Mũ đỏ: Màu đỏ là màu của cảm xúc. Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy cố gắng để đoán được cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên. Bạn cũng có thể dựa vào các tính cách của 12 Cung hoàng đạo để đoán biết tính cách, hay phản ứng tự nhiên của đối phương.

Mũ đen: Màu đen là màu của bóng tối. Khi đội chiếc “Mũ đen”. Bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Hãy cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến

Mũ vàng: Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Cách tư duy “Mũ vàng” giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Mũ xanh lá cây: Màu xanh lá cây tượng trưng cho sự tươi mới, mầm non đâm chồi nảy lộc hay là sự sáng tạo của con người. Hãy để bản thân tự do, cởi mở, thỏa sức sáng tạo khi tìm giải pháp để giải quyết vấn đề. Tùy vào mỗi người, có bạn thì cần một không gian yên tĩnh, có bạn cần một không gian có thể nhìn ra xa… Cách nào cũng được, miễn là bạn thấy thoải mái, không bị áp lực, lúc đó, bạn sẽ có những ý tưởng khác biệt hoàn toàn với suy nghĩ của bạn trước đó.

Mũ xanh dương:  Xanh dương là màu của biển cả bao la, là màu của bầu trời rộng lớn. Khi đội chiếc “Mũ xanh dương” để dành cho những nhà quản lý, những người điều hành cuộc họp. Họ sẽ dẫn dắt cuộc họp theo hướng của họ, đội mũ trắng, mũ đen hay xanh lá cây để thu được kết quả cao nhất
Khi giải quyết vấn đề, nếu biết cách đội lần lượt từng chiếc mũ, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất.

Chúc bạn thành công!
Read more ...

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

4 Giai đoạn phát triển fanpage






Giai đoạn 1: Tăng LIKEs ồ ạt :D
Việc đầu tiên để xây dựng fanpage là thu hút lượt LIKE cho page, thu hút được càng nhiều lượt LIKE thì càng tốt cho Fanpage. Về chất lượng fan, tập trung lượng fan vào đối tượng mục tiêu là điều mong muốn, nhưng đây không hẳn là điều cần thiết. Khi tương tác với page, một phần bạn bè của những thành viên sẽ thấy, và lúc đó, nếu page của bạn mang lại lợi ịch cho họ, họ sẽ tự động LIKE fanpage thông qua Viral
Kết quả ở giai đoạn này đối với các page nhỏ thì tầm 10.000 LIKE trở lên là ổn

Giai đoạn 2: Duy trì, tăng cường tương tác.
Khi fanpage đã có một lượng fan nhất định, việc duy trì và tăng cường TAT (talking about this) là điều mà bất cứ admin nào cũng phải làm. Thuật ngữ thường dung của các admin là “kéo TAT” :D. Tuy nhiên, một điều có thể thấy rằng khi đưa một nội dung lên thì chỉ có một lượng rất nhỏ trong số fan của bạn thấy post. Đó là do thuật toán Edge Rank của Facebook – Cho điểm xếp hạng tùy thuộc vào sức ảnh hưởng và mức độ tương tác
Kết quả ở giai đoạn này: Bạn dựa vào 3 chỉ số: Reach, TAT và Edge Rank. 3 chỉ số này càng cao thì Fanpage của bạn càng chất lượng
Giai đoạn 3: Đưa hình ảnh, thương hiệu vào Fanpage
Giai đoạn này cần content nội dung thương hiệu để chuyển tải đến các Fans thật hợp lý (Có thể tổ chức các sự kiện, các cuộc thi…)
Kết thúc giai đoạn này: Mục tiêu là để fan nhận biết được page và thông điệp chuyển tải

Giai đoạn 4: Khách hàng trung thành
Ở giai đoạn này, chúng ta có thể kết hợp Fanpage với Group và cả các sự kiện để lọc ra những Fan thực sự quan tâm đến sản phẩm. Hãy lập danh sách những khách hàng tiềm năng này, quan tâm đến họ, gửi những ưu đãi đến họ… nhằm xây dựng họ thành Fan trung thành.
Đây sẽ là những người mang lại giá trị cao nhất khi làm truyền thông mạng xã hội, họ bảo vệ sản phẩm của bạn, nói tốt về nó, viral cho những người khác, và đặc biệt sẽ giới thiệu khách hàng khác cho bạn


Read more ...
Designed By VungTauZ.Com